Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

DẤU HIỆU CỦA MỘT TÍN ĐỒ CÀ PHÊ

Bạn hiểu rõ vì sao 50% dân số thế giới lại chọn cà phê thay vì sex, hoàn toàn phớt lờ những nghiên cứu nào khuyến nghị cà phê có thể gây tác hại nếu dùng quá nhiều.
Bạn yêu cà phê và muốn thưởng thức nó mỗi ngày. Nhưng liệu đây chỉ là thói quen thường ngày hay bạn thật sự không thể sống nổi nếu thiếu loại thức uống đầy mê hoặc này?


Kiểm tra những dấu hiệu sau đây để biết bạn có phải một tín đồ cà phê không nhé!
1. Buổi sáng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp hiểu rằng họ nên tránh gặp bạn trước khi bạn uống cà phê.
2. Bạn hoàn toàn có thể phân biệt sự khác nhau giữa cà phê đã lọc caffeine và cà phê thường.
3. Hẳn nhiên, bạn không bao giờ uống loại cà phê đã lọc caffeine.
4. Bạn hiểu rõ vì sao 50% dân số thế giới lại chọn cà phê thay vì sex.
5. Những lần nghỉ giải lao giữa giờ làm việc để uống cà phê của bạn nhiều hơn hẳn số lần nghỉ để đi vệ sinh.
6. Nhân viên tại quán cà phê đã thuộc làu tên bạn…
7. Và dĩ nhiên, họ biết rõ bạn sẽ gọi loại thức uống gì.
8. Mỗi khi nhìn thấy một bài báo nói về tác dụng tuyệt vời của cà phê, chắc chắn bạn sẽ chia sẻ lên tài khoản Facebook hay Twitter, Instargram, Pinterest… hay tài khoản mạng xã hội nào mình có.
9. Nhưng, bạn lại hoàn toàn phớt lờ những nghiên cứu nào khuyến nghị, cà phê có thể gây tác hại nếu dùng quá nhiều.
10. Bạn tậu cho mình một bình pha cà phê kiểu Pháp, và cười thầm trước những kẻ tỏ ra biết tất tần tật về cà phê mà lại chằng thể sở hữu một bình pha như bạn.
11. Chỉ cần ngửi thấy hương cà phê, tâm trạng bạn sẽ phấn chấn hơn hẳn.
12. Hương vị kem yêu thích của bạn vẫn là cà phê.
13. Hơi thở bạn như được ướp hương cà phê.
www.g8coffee.com (Theo Women’s Health)

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

LẶNG LẼ MỘT GÓC CÀ PHÊ SÁCH

Hà Nội từng có nhiều quán cà phê sách được mở ra và cũng nhiều trong số đó đã đóng cửa. Nhưng có một quán cà phê sách ở đường Âu Cơ đã bền bỉ tồn tại gần mười năm nay. Chủ nhân của quán, ông Nguyễn Thế Thành, chỉ là một người học... hết lớp sáu. Theo lời ông, ít nhất nó sẽ tồn tại hàng chục năm nữa, bởi nó được mở ra không vì lợi nhuận, mà là vì sự chia sẻ, vì tình yêu với sách.
Ông Thành bố trí phòng đọc sách ở tầng ba, ngay tại phòng thờ của gia đình. Bốn bề là những giá sách. Nhiều nhất trong số đó là sách văn học, các loại sách về văn hóa, khoa giáo. Tuyệt nhiên không có một nét trang trí giống những quán cà phê thông thường. Ngay đến bộ bàn ghế dành cho khách cũng cũ kỹ, nhuốm màu thời gian. Quán cà-phê này đứng hạng cuối cùng trong những quán cà-phê sách ở Hà Nội về mặt trang trí. Và lạ lùng hơn, dù có khá nhiều sách quý, nhưng sau khi phục vụ đồ uống, ông Thành thường rời phòng đọc, để lại toàn bộ kho sách cho độc giả "hưởng thụ". Sách trên giá, khách cứ việc tìm cuốn mình thích.

Tên quán là cà phê sách, nhưng gọi không gian của ông chủ Nguyễn Thế Thành là sách -cà-phê thì đúng hơn. Bởi phần lớn khách đến đây không phải để thưởng thức cà-phê, càng không phải để lãng đãng thưởng thức không gian, mà người ta đến vì ông giữ được nhiều sách quý. Người ta đến với ông Thành, vì hiếm có một ông chủ quán - thủ thư nào nhiệt tình câu chuyện và lại có kiến thức phong phú như thế. Từ những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc như các bộ: Sử ký Tư Mã Thiên, Tam Quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc..., cho đến các tác phẩm văn học châu Âu như: Chiến tranh và hòa bình, Thằng gù nhà thờ Đức bà Pa-ri; Thám tử Sơ-lốc-hôm... rồi quay lại với văn học Việt Nam cả trung đại lẫn hiện đại..., ông Thành đều nhớ đến từng chi tiết về các nhân vật cho đến diễn biến của từng đoạn. Không độc giả nào không ngạc nhiên khi "pho" sách văn học sống ấy chỉ học... hết lớp sáu!
Ông Thành vốn là trai làng Nhật Tân, sinh trong một gia đình khá giả. Những biến thiên của lịch sử khiến gia đình ông túng quẫn. Mười tuổi, ông rời ghế nhà trường để đi làm giúp bố mẹ kiếm kế sinh nhai. Không bao giờ ông được quay lại với mái trường nữa. Nhưng khát khao chinh phục kiến thức cũng chưa bao giờ tắt trong ông. Bà cụ thân sinh ra ông là người mê đọc. Vốn không được đến trường, nhưng bà cụ được các anh trai dạy chữ. Bà mua những cuốn sách nhỏ cỡ như bàn tay in các tác phẩm văn học, các truyện Nôm của Việt Nam như: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm... về làm sách gối đầu giường. Khi sinh cậu bé Thành, bà vẫn giữ nguyên niềm đam mê ấy. Bà đọc sách cho cậu bé nghe. Rồi những khi bận việc nhà, bà bảo cậu con trai đọc lại cho mình, hai mẹ con cùng thưởng thức...

Nỗi khốn khó của một thời "sáng khoai, chiều sắn" không cản trở được đam mê sách cứ lớn dần theo năm tháng. Hễ thấy sách hay là ông Thành tìm cách mua cho bằng được. Hết làm lò than rồi đạp xích-lô, ông Thành trải qua bao nghề cơ cực, tủi nhục. Lo cho cái dạ dày đã khó. Làm thế nào để "nuôi" đam mê sách càng khó hơn. Có những hôm đến hiệu sách cũ, nhìn thấy cuốn sách mình ưng ý, nhưng rồi lại thiếu tiền. Ông chịu khó, chịu khổ, chịu nhịn cái bụng để mua sách thì được, nhưng mà nhà lại còn bao nhiêu miệng ăn. Ông Thành mất ăn, mất ngủ nhiều đêm liền. Nhỡ mai kia khi mình đủ tiền mua sách, ông chủ lại bán mất cuốn sách rồi thì sao?
Lại lao vào làm việc, lại dành dụm, chắt chiu. "Một trong những cuốn mà tôi phải dằn vặt nhiều nhất là cuốn "Giăng thề" của cụ Tô Hoài. Bao nhiêu hôm không ngủ được vì lo không mua được cuốn đó. Tôi đã đổi một chiếc bể cá vàng cổ của gia đình trị giá bốn chỉ vàng, lúc đó có thể mua được một cái xe đạp pơ-giô của Pháp để lấy cuốn sách. Đến khi cầm được cuốn sách rồi mới thấy yên tâm", ông tâm sự. Cuộc đời nhiều thử thách hơn ông nghĩ. Một thời gian, ông sống ở phố Trần Xuân Soạn trong căn nhà hẹp có 20 m 2 . Do nhà chật, ẩm thấp, nên khi kiểm sách, thì mối đã xông mất hai phần ba gia tài. Ông đốt đống sách hỏng mà rơi nước mắt. Đốt xong, lại cặm cụi làm lại từ đầu.

Sách cho người ta kiến thức, sách cho người ta trưởng thành, giúp người ta sống nhân văn hơn. Ông Thành đúc kết được điều đó từ chính cuộc đời mình, cho dù trong mắt nhiều người, ông là kẻ thất học. Bởi thế, khi tích cóp được một số lượng sách kha khá, ông suy nghĩ làm thế nào để chia sẻ cái hay, cái đẹp trong những cuốn sách đến mọi người. Năm 2005, sau khi suy nghĩ kỹ càng, khảo sát nhiều quán cà-phê - sách, ông đã quyết định mở mô hình cà-phê - sách ngay tại nhà. Tính đến giờ, cả năm quán cà-phê mà ông từng khảo sát đều đã đóng cửa từ lâu. Trong đó, có quán chỉ mở cửa được vỏn vẹn đúng hai tháng. Nhiều quán cà-phê - sách khác ở Hà Nội cũng được mở ra trong những năm qua. Rất nhiều quán đã đóng cửa. Tôi hỏi vì sao ông vẫn "trụ" được.

Ông Thành bảo: "Nếu lấy kinh tế làm mục tiêu thì tôi khuyên mọi người đừng mở cà-phê - sách. Hơn nữa, nếu mở cà-phê - sách mà anh không mê sách thì cũng đừng nên làm. Rất dễ thất bại". Ông Thành có khoảng 4.000 đầu sách. Trong đó, có khoảng 400 cuốn sách cổ (giới sưu tầm gọi là cổ văn), cuốn có tuổi đời thấp nhất khoảng 70 năm. Có những cuốn như Lưu Bình - Dương Lễ, Đỗ Thập Nương truyện xuất bản năm 1914..., hay những cuốn khảo cứu về ca trù của các học giả Pháp đầu thế kỷ 20... Với mọi người, đây có thể là con số không quá lớn. Còn với ông, đó là thành quả của cả cuộc đời.
Không gian sách - cà-phê sẽ còn tồn tại lâu dài nữa. Ông Thành khẳng định thế. Bởi niềm đam mê của ông đã được truyền sang người con trai út, anh Nguyễn Thế Bách. Anh Bách giờ đã là một nhà sưu tầm sách có tiếng và có bộ sưu tập riêng. Ngày sách năm nay được tổ chức với khá nhiều sự kiện sôi động. Riêng quán sách - cà-phê của ông vẫn bình dị như thế. Và ông chủ quán vẫn miệt mài đem sách đến cuộc đời.
Nguồn tin: Báo Nhân Dân

MÙI THƠM CỦA CÀ PHÊ VÀ NHỮNG GIỌT MỒ HÔI LAM LŨ

Với tôi, hay với bất kỳ một bạn trẻ nào ở thế hệ của tôi, mùi hương thơm cà phê chắc chắn là một điều gì đấy rất thân thuộc, bởi bây giờ cà phê có ở khắp mọi nơi.
Từ ly cà phê vỉa hè trên lề đường quốc lộ mịt mù bụi bặm cho tới phảng phất hương thơm của ly cà phê đang nhỏ từng giọt trong một căn phòng mát lạnh sang trọng giữa thành phố. Tất cả, dù ở đâu thì điều duy nhất mà ta cảm nhận được vẫn là hương thơm của cà phê. Mùi hương không giới hạn, dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và thế hệ. Nhưng, cũng ít ai biết rằng, đằng sau mùi hương quyến rũ đến mê hồn kia lại là một mùi hương khác, mùi hương của sự vất vả, cực nhọc và lam lũ của những người nông dân, người trực tiếp làm ra những cà phê đen tuyền, sóng sánh hương vị ấy.


Sẽ không thể nào tưởng tượng được con người ta sẽ sống ra sao nếu thiếu cà phê. Nó đơn giản như một điều hiển nhiên trong cuộc sống của mỗi con người. Với tôi, uống cà phê không phải vì ghiền nhưng lại không thể không uống. Và, có rất nhiều những ly cà phê đã trở thành kỷ niệm trong đời. Như ly cà phê ở một quán nhỏ gần ngã tư đường Yersen của phố biển Nha Trang, mà tôi từng uống suốt thời sinh viên cùng những con người tử tế.
Những người qua những bài thơ, bài hát, truyện ngắn đã dạy tôi cách sống, cách làm người tử tế. Ở đó, cà phê không thơm nhưng tình người thì sâu lặng như trang giấy thơm tho. Rồi những ly cà phê ở vương quốc cà phê Buôn Mê Thuột trong một buổi sớm tinh sương bên Hồ Lắc mênh mông, ngắm từng đàn voi lững thững đi về từ huyền thoại quá khứ xa xăm của những cánh rừng huyền thoại. Và, còn rất nhiều ly cà phê mà hương thơm của nó đã phảng phất trong cuộc đời mình, mãi mãi không tan.

Thế nhưng, để làm ra những hương vị thơm tho cho cuộc đời, cho những sáng tạo, cho cảm giác thăng hoa, cho ân tình sâu lắng ấy lại là những đôi bàn tay lam lũ. Nhớ lần đầu lên Tây Nguyên, gặp những người hái cà phê, tôi đã suýt khóc khi bắt gặp những công nhân hái cà phê. Họ vất vả và lam lũ quá. Và, tôi mường tượng rằng, nếu hương thơm cà phê càng ngào ngạt, thơm tho và quyến rũ bao nhiêu thì những con người làm ra chúng càng lam lũ bấy nhiêu. Mà, ở đời đâu chỉ có cà phê. Dường như, tất cả những ai mang đến hương thơm cho cuộc đời này cũng thường lam lũ, cơ cực cả. Với họ, những giọt mồ hôi mặn đắng là nguồn cội hương thơm của cuộc đời. Có lẽ, đó là điều diệu kỳ và cũng là tương phản nhất mà thượng đế đã tạo ra.
Không biết có sợi dây nào liên hệ giữa những giọt mồ hôi lam lũ thấm ướt cả lưng áo mà tôi đã gặp trên những con đường đất đỏ Tây Nguyên, với mùi hương quyến rũ của những ly cà phê bởi ánh đèn màu lấp lánh phố phường không. Chỉ biết rằng, nếu không có những bàn tay lam lũ ấy, chắc gì hương vị cà phê sẽ ngào ngạt hương thơm, sẽ khắc sâu tâm khảm, quyến rũ con người ta đến nhường ấy.
Nguồn tin: Đại Đoàn Kết

CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAO DỊCH KHỐI LƯỢNG THẤP, CÀ PHÊ INDONESIA KHÔNG CÓ NGƯỜI MUA

Cà phê loại 2 của Việt Nam bán với giá thấp hơn giá kỳ hạn London 60 USD/tấn.

Theo một số đại lý, trong tuần kết thúc vào 22/8, chỉ có một vài lô hàng cà phê Robusta của Việt Nam được giao dịch với mức trừ lùi so với giá kỳ hạn London, với việc người bán đang xả kho dự trữ trước vụ thu hoạch mới, trong khi giá cà phê của Indonesia cao đã dập tắt mọi mối quan tâm mua hàng.

G8coffee cà phê sạch, nguyên chất
Những cơn mưa bất thường đã khiến cây cà phê ở Indonesia nở hoa sớm trong tháng 7 thay vì tháng 8, nhưng nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới này, sau Brazil và Việt Nam, sẽ vẫn có vụ mùa bội thu vào năm tới.
Cà phê Robusta Sumatran loại 4 được chào bán với mức phí cộng thêm 20-30 USD/tấn trên sàn kỳ hạn London, thay đổi đôi chút so với 30-40 USD/tấn tuần trước.
Indonesia đang cạnh tranh với Việt Nam, nước đang bán cà phê Robusta với giá thấp hơn giá kỳ hạn London.
Một nhà xuất khẩu tại Java cho biết “Thị trường tuần này không biến động do người mua nước ngoài vẫn đang trong kỳ nghỉ hè. Thị trường có thể khởi sắc vào đầu tháng 9. Đối với cây cà phê, tháng 9 và tháng 10 rất quan trọng nếu mưa quá nhiều hoặc nhiệt độ quá nóng đều làm rụng hoa”.
Khảo sát của Reuters trong tháng 6 cho thấy, sản lượng cà phê của Indonesia niên vụ 2014/2015 có thể giảm xuống mức thấp nhất 3 năm qua do thời tiết không thuận lợi, trong khi tiêu thụ nội địa tăng cao sẽ chiếm khoảng 1/2 sản lượng.
Trong khi đó, Hiệp hội Công nghiệp và Xuất khẩu Cà phê Indonesia dự báo cà phê năm nay của Indonesia giảm 14% xuống 600.000 tấn, chủ yếu do thời tiết không thuận lợi và bộc phát dịch bệnh.
Theo một thương nhân tại Singapore, cà phê loại 2 - 5% hạt đen và vỡ - của Việt Nam bán với giá thấp hơn giá kỳ hạn London 60 USD/tấn.
Dựa vào số liệu của chính phủ và dự đoán của giới thương nhân, lượng cà phê lưu kho của Việt Nam hiện vẫn còn trên 3 triệu bao để xuất trong tháng 9 và tháng 10 trước khi cà phê vụ thu hoạch mới bắt đầu đưa ra thị trường.
Theo Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2014-2014 đạt 1,4 triệu tấn, tương đương 23,3 triệu bao 60kg. Vụ thu hoạch niên vụ 2014/15 bắt đầu từ cuối tháng 10 với sản lượng dự kiến khoảng 23 triệu bao.
Theo Gafin/ Reuters

CÁCH THỨC PHA CÀ PHÊ

Pha cà phê phin:

Nhìn từng giọt cà phê rơi, nhớ về những kỷ niệm cũ... Uống một ngụm cà phê đen viết nên bao dự định...Chia sẻ thành công cùng bạn bè, người thân bên ly cà phê bạn thấy cuộc đời vẫn còn đầy ý nghĩa...

     Hãy pha cho mình một ly cà phê tuyệt hảo để tận hưởng cuộc sống bạn nhé!
 cà phê phin buổi sáng

  Arabica 100% Cà phê hạt  Lựa chọn loại cà phê phù hợp với bạn, có thể hỏi những người bạn của mình về loại cà phê phù hợp với mình. Một lời khuyên đến bạn là: Nếu bạn là nữ hãy chọn cà phê có tỷ lệ Arabica cao vì một điều chắc chắn rằng, với loại này khi pha bạn sẽ có một loại cà phê thơm với nồng độ cafein vừa phải (<1). Nếu bạn là nam và thường xuyên dùng cà phê, bạn nên chọn cà phê có tỷ lệ robusta cao hơn vì với tỷ lệ này sẽ tạo ra một loại cà phê có vị đắng và rất phê (Độ cafein>1.5). (Điều này không đúng với các bạn nữ sành cà phê và bạn nam không thường xuyên uống cà phê). nước tinh khiếtSử dụng nước đóng chai (tinh khiết) hoặc nước mưa, đun sôi 100 độ để pha cà phê. Tráng phin cà phê (tốt nhất là phin nhôm) bằng nước nóng, lau khô và cho khoảng 20 gram cà phê vào, lắc nhẹ phin đựng cà phê cho mặt trên của cà phê phẳng, đậy nắp chèn cà phê và đổ nước sôi vào. pha ca phê ngonLần 1: Đổ khoảng 10 ml nước sôi, chủ yếu là để cho cà phê đủ ướt, đập nắp cà phê lại, không cho hơi nóng thoát ra khỏi phin và để trong vòng 1 phút.

Lần 2: Bạn đổ khoảng 80ml nước và điều chỉnh sao cho số lượng giọt cà phê/phút khoảng từ 45 - 50 giọt. Nếu cà phê xuống nhanh quá, bạn có thể điều chỉnh bằng cách ấn nắp chèn cà phê xuống và ngược lại. cà phê cùng bạn Một ly cà phê ngon sẽ phục vụ bạn sau 5 phút. Pha một ít đường hoặc sữa, hy vọng bạn sẽ có một cảm giác thật tuyệt vời bên ly cà phê của mình.             www.G8Coffee.com Sưu tầm nhiều nguồn.

TUYỂN GẤP 30 NHÂN VIÊN BÁN HÀNG

Lương + thưởng xứng đáng năng lực.
Rất trọng dụng người làm được việc.
Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng.

NỘP HỒ SƠ TRỰC TIẾP TẠI

CÔNG TY XD - SX - TM - CP CÀ PHÊ CƯỜNG SÁNG
Địa chỉ:  952-954 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.544 73 818 -Fax: 08.544 73 819
Email: g8coffeevn@gmail.com
Website: www.g8coffee.com

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Mê mẫn với 10 món tráng miệng siêu ngon từ cà phê

Bạn rất thích ăn đồ ngọt? Và bạn cũng nghiện hương vị cà phê? Hãy đến với 10 món tuyệt ngon từ cà phê này nhé!
Bánh pudding cà phê ca cao
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Chiếc bánh pudding này có cả hương vị cà phê và ca cao. Nguyên liệu làm bánh có bột ca cao và những hạt ca cao nhỏ, vị cà phê xay giúp cacao bớt ngọt và dễ ăn hơn. Nhưng nếu bạn thích ngọt, cà phê xay có thể thay thế bằng đường.
Bánh mỳ kem cacao cà phê
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Món tráng miệng này là cơ hội tốt để bạn sử dụng nốt phần bánh mỳ thừa sau bữa ăn và cũng là món dễ làm, nhanh gọn nếu bạn không có quá nhiều thời gian để chuẩn bị món tráng miệng. Những mẩu ruột bánh được nhúng vào cacao chảy, pha với một ít cà phê espresso và rượu rum. Sắp những lớp bánh vào trong ly, xịt kem tươi lên trên và rắc một ít hạt điều, bạn sẽ có một món tráng miệng cực ngon lành và bắt mắt.
Bánh kem Meringata với hạt chocolate lạnh
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Loại bánh tráng miệng tinh tế này cần có kem tươi lạnh với hạt chocolate, kẹp giữa hai lớp bánh ngọt meringue. Bên ngoài là lớp sốt cacao – espresso ấm nóng, tương phản với lớp kem lạnh bên trong.
Bánh cupcake cacao – espresso với kem tươi cacao
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Cà phê làm cho chiếc bánh cupcake ca cao bớt ngọt hơn, kem tươi thì giúp bánh không bị khô và đẹp mắt. Vì vậy hãy phủ trên bánh một lớp kem tươi cacao thật xốp, và trên đó là một hạt cà phê espresso được bọc chocolate nhé.
Bánh mousse chocolate ớt đỏ
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Chocolate và ớt không phải là một hỗn hợp hương vị mới mẻ trong làng bánh ngọt, tuy nhiên đối với thực khách, hương vị này vẫn còn khá mới lạ và gây hứng thú. Ly bánh mousse này có hỗn hợp bột ớt đỏ và bột cà phê espresso, tạo nên hương vị cực kì đặc biệt.
Kem granita Sicilia
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Người Ý không thích bỏ thừa cà phê, vì vậy họ giữ lạnh chúng để làm món kem granita hấp dẫn này. Xịt trên đó một lớp kem tươi là bạn đã có một ly kem tráng miệng tràn đầy năng lượng.
Bánh cake cà phê Streusel Bundt
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Trong công thức làm món bánh này, hương vị cà phê rõ ràng hơn bất kì loại nguyên liệu nào khác, kể cà bột bánh, lớp kem streusel và đường. Rải một ít hạt điều lên trên lớp kem là tạo nên một hương vị hoàn hảo cho món tráng miệng trà chiều đấy.
Bánh panna cotta cà phê
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Món bánh tráng miệng mềm mại của Ý này sẽ khiến bữa tối thân mật của gia đình bạn trở nên đặc biệt hơn. Panna cotta được làm từ kem và sữa ít béo, sữa chua vani. Lớp sốt cà phê bên trên sẽ tạo điểm nhấn cho toàn bộ món bánh.
Bánh Baby Tiramisu cà phê
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Bạn thèm đến phát điên một miếng bánh tiramisu? Không cần phải gò mình với một hộp bánh to đùng hay hì hục tự làm với vô số nguyên liệu khác nhau nữa. Hãy thử loại bánh tiramisu mini này, chỉ với bánh xốp ngón tay nhúng vào cà phê espresso, phô mai ricotta và chocolate chảy mà thôi.
Kem bạc sỉu Việt Nam với đậu phộng giòn
10 món tráng miệng tuyệt ngon từ cà phê
Cà phê tươi Việt Nam khi pha trộn với sữa đặc có đường sẽ trở thành một món đồ uống rất ngon gọi là bạc sỉu. Công thức này mới lạ hơn khi được bổ sung kem. Kem bạc sỉu với đậu phộng giòn tan sẽ hấp dẫn tất cả những ai thích đồ ngọt.

TUYỂ GẤP 02 LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG

G8coffee tuyển gấp 2 lao động phổ thông............Siêng năng tháo vát.
Lương, thưởng và chế độ theo quy định nhà nước.

Liên hệ nộp hồ sơ:
G8coffee - Nhà máy
Địa chỉ:  952-954 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.544 73 818 -Fax: 08.544 73 819
Email: info@g8coffee.com
Website: www.g8coffee.com

Sườn Lợn Quay vị Cà phê

Sườn Lợn Quay
Lấy sườn ra, dùng nóng, có thể chấm với muối tiêu chanh, ăn kèm xà lách.

Nguyên liệu:
- 400gr sườn lợn non.
- 30gr hành tím.
- 20ml cà phê.
- 5gr bột quế.
- Muối, tiêu, bột nêm.
- 5gr bột tỏi.
Thực hiện:
- Rửa sạch sườn lợn, để ráo nước.
- Ướp sườn lợn với hành tím băm nhuyễn, cà phê, bột quế, muối, tiêu, bột nêm, bột tỏi, để khoảng 2 giờ cho ngấm đều gia vị.
- Sau đó, cho sườn vào lò nướng khoảng 30 phút ở nhiệt độ 170 độ C.

Cùng vào bếp với cách làm bánh flan thạch cà phê ngon tuyệt!

Với món bánh flan truyền thống thông thường, chỉ cần sáng tạo thêm một chút thôi, chúng ta sẽ có một vị bánh hoàn toàn khác biệt và ngon hơn hẳn đấy! Có nhiều biến tấu lạ trong cách làm bánh flan, hôm nay,ngonngon.org sẽ gửi tới các bạn một lựa chọn khá hấp dẫn: bánh flan thạch cà phê thơm lừng, thanh mát.
Cách làm món bánh flan thạch cà phê
Món bánh flan thạch cà phê

Nguyên liệu cho món bánh flan thạch cà phê

  • Sữa tươi không đường 220ml, sữa đặc 2 thìa
  • Trứng gà ta 4 quả
  • Bột rau câu 2 thìa
  • Cà phê hòa tan 4 gói nhỏ
  • Đường
  • Khuôn đổ bánh flan, 10 lon bia rỗng.

Cách làm bánh flan thạch cà phê

Bước 1

Dùng một tô lớn, cho sữa tươi cùng 100g vào rồi khuấy tan.
Cách làm bánh flan thạch cà phê ngon
Cách làm bánh flan thạch cà phê
Đập trứng gà ra một bát khác, dùng đũa đánh đều trứng.
Dùng 1 rây nhỏ, lọc trứng qua rây cho chảy xuống tô sữa bên dưới để thu được phần trứng gà mịn, đều.
Cách làm bánh flan thạch cà phê thơm
Cách làm bánh flan thạch cà phê
Khuấy nhẹ tay hỗn hợp trên cho thật đều là được.
Cách làm bánh flan thạch cà phê ngon tuyệt
Cách làm bánh flan thạch cà phê

Bước 2

Đổ hỗn hợp ở bước 1 vào từng khuôn bánh rồi đem cho vào nồi hấp.
Cách làm bánh flan thạch tuyệt hảo
Cách làm bánh flan thạch cà phê
Dùng tăm xiên thử vào trong bánh, nếu tăm vẫn sạch và không  dính nước là đã chín, chúng ta lấy ra, rồi bỏ ngay vào một thau nước lạnh cho bánh nhanh nguội.
Tiếp tục cho bánh vào tủ lạnh để khoảng 15 phút để tạo độ cứng.
Cách làm bánh flan thạch cà phê hấp dẫn
Cách làm bánh flan thạch cà phê

Bước 3

Dùng một nồi nhỏ, cho 2 thìa rau câu hòa cùng 400ml nước sạch và chút đường, khuấy đều.
Cho nồi rau câu lên bếp đun sôi, để lửa vừa.
Sau khi rau câu đã sôi được khoảng 3 phút, các bạn cho thêm sữa đặc và cà phê hòa tan vào rồi nhẹ nhàng khuấy tan hỗn hợp.
Cách làm bánh flan thạch cà phê mát
Cách làm bánh flan thạch cà phê

Bước 4

Các bạn tận dụng những lon bia đã uống, rửa sạch rồi cắt ngang thân.
Bánh flan cho ra, dùng mũi dao nhỏ men theo rìa vòng tròn khuôn bánh cho bánh không dính vào khuôn, rồi các bạn úp ngược bánh vào trong lon bia đã cắt.
Cách làm bánh flan thạch cà phê ngọt mát
Cách làm bánh flan thạch cà phê
Để cho bánh flan nằm chính giữa lon bia, có 1 mẹo nhỏ như sau: chúng ta dùng ngón tay trỏ giữ phía trên đáy khuôn úp ngược, còn ngón cái và ngón giữa giữ cố định lon bia, sau đó đập mạnh lon bia vào bàn tay còn lại thì bánh flan sẽ tự động rơi giữa lon bia.

Bước 5

Cho các khuôn bánh flan vào một thau nước lạnh.
Rót hỗn hợp thạch cà phê nóng vào từng khuôn bánh, các bạn lưu ý lần đầu chúng ta chỉ rót gần 1/2 bánh flan thì dừng, đến khi rót xong một lượt mới quay lại rót đầy để cho nhân flan được cố định nhé!
Cách làm bánh flan thạch cà phê thanh mát
Cách làm bánh flan thạch cà phê
Đên khi rau câu nguội và hơi đặc lại, chúng mình cho các khay vào tủ lạnh rồi để khoảng 2 giờ và cho ra thưởng thức.
Cách làm bánh flan thạch cà phê dễ ăn
Cách làm bánh flan thạch cà phê
Khi ăn, nhớ úp ngược lon bia xuống, chúng ta sẽ thấy bánh có tạo hình cực kỳ đẹp mắt đấy! Bánh flan thạch cà phê vẫn có vị mát truyền thống, lại thêm vị hơi đắng và thơm nồng của cà phê, ăn kèm với chút đá bào, hẳn sẽ rất ngon miệng và thú vị! Hơi mất công một chút đấy, nhưng để có món bánh flan thạch cà phê hấp dẫn thế này, tại sao các bạn không thử làm một lần nhỉ?
Nguồn: ngonngon.org

Cà Phê Trăng

Cà Phê Trăng
Hương vị rất hấp dẫn, màu sắc tươi tấn.

Nguyên liệu:
- Cà phê.
- Sữa đặc.
- Rượu Brendy.
- Rượu Triple Sec.
- Đá lạnh.
Thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào shaker lắc đều trong 2 phút.
- Đá cho sẵn vào ly, sau đó đổ hỗn hợp vào, trang trí trên miệng ly bằng ống hút...
- Không nên cho đá vào quá sớm vì có thể làm tan vị của cà phê.
(www.g8coffee.com sưu tầm)

Pha cafe trứng thơm ngon trong nháy mắt

Pha cafe trứng thơm ngon trong nháy mắt

Đồ uống ngon bổ dưỡng kết hợp độc đáo giữa vị đắng của cà phê và hương vị béo ngậy của trứng sẽ là sự lựa chọn thú vị cho bạn trong những ngày Hà Nội mưa rào.

Nguyên liệu
- 3 thìa bột cà phê
- 1 trứng gà tươi
- 2 thìa sữa đặc có đường
- Mật ong
- Nước sôi.
cafe-tr-ng-4000-1405134163.jpg
Cách làm
- Trứng gà mua về tách lòng đỏ và lòng trắng trứng ra 2 cốc khác nhau.
- Đánh phần lòng đỏ trước: cho vào vài giọt mật ong, đánh bằng máy cho đến khi bông lên, ngửi thấy mùi thơm như mùi bánh là được.
- Rửa sạch dụng cụ đánh trứng, đánh tiếp phần lòng trắng, cho một ít đường, vài giọt mật ong rồi đánh thật kỹ, cho đến khi lòng trắng trứng mịn như bông, có mùi thơm ngậy là được.
- Cà phê đen pha nóng, đổ ra cốc (cho thêm đường hoặc không tùy khẩu vị), đổ ngay phần lòng đỏ đã đánh xuống trước, hớt phần lòng trắng trứng phủ lên trên.
- Tùy người dùng có thể khuấy lên hoặc thưởng thức từng phần. Tránh khuấy nhiều sẽ làm cho lớp cà phê dưới cùng nhanh nguội, trứng dễ bị tanh khó uống.
egg-coffee-5258-1405134163.jpg
Chỉ trong tích tắc bạn đã có ngay một ly đồ uống với vị ngậy béo của trứng quyện với mùi thơm đặc trưng của cà phê.
Nguồn: Ngôi Sao.net

Viết cho người đàn ông yêu cà phê

“Cà phê giống như đàn ông bởi nếu là loại ngon sẽ làm bạn mất ngủ”.

 Viết cho người đàn ông yêu cà phê

Tôi yêu cà phê. Tôi đã nhiều lần mất ngủ vì cà phê. Tầm tuổi này nhưng chưa lần nào mất ngủ vì một người đàn ông. Do tôi không may mắn vì chưa gặp được người đàn ông nào cho tôi mất ngủ?

Dĩ nhiên tôi đã từng yêu một ai đó. Yêu dài và cũng cuồng nhiệt trong tuổi trẻ đầy bồng bột và ngây dại. Người đàn ông ngay từ đầu đã chọn tôi làm vợ. Tôi chia tay anh cũng bởi không chấp thuận lời đề nghị làm vợ tuổi 20.

Tôi gặp anh trong một buổi chiều tắt nắng, một ngày mùa đông chưa kịp quàng khăn, khi gió trời vẫn lưu luyến mùa thu. Tôi thu lu trong quán café đợi anh. Tôi ngồi nhâm nhi li cà phê trên gác ba của một quán nhỏ ven hồ Tây. Không gian trước mắt tôi là con phố Thanh niên ngập cây và gió. Anh có một sở thích đặc biệt với cà phê. Tôi không phải là một chuyên gia ăn uống. Tôi chỉ biết uống và nếm cái cảm giác mất ngủ vì những li cà phê ngon. Quen anh, tôi biết nhiều hơn về các quán cà phê phượt, cà phê Ý, những quán cà phê theo phong cách châu Âu. Anh giống như một chuyên gia về cà phê.

Tôi cũng không biết với anh đó có phải là tình yêu hay cái gì na ná giống thế! Anh chọn tôi trong một “mớ” những người phụ nữ xếp hàng theo anh. Đơn giản vì tôi là lựa chọn số một để làm vợ. Tôi biết nấu nướng, thích làm việc nhà, yêu trẻ con và ngoại hình tôi không tệ. Anh nói: “Em đủ công- dung- ngôn- hạnh cho một người phụ nữ gia đình. Mẹ anh cũng thích em”.

Mọi chuyện cứ êm cho đến một ngày nổi gió. Khi tôi nhận ra anh cùng một cô gái khác tại quán cà phê ấy - nơi lần đầu chúng tôi đã gặp nhau. Hai người cầm tay và nói những lời âu yếm và những cử chỉ nồng nàn. Tôi làm gì? Bạn biết không? Chạy đi như một kẻ bị ma đuổi và tìm một chỗ khóc thút thít? Hay tôi đứng trước mặt anh và tát cho cô nàng đi cùng anh một cái?

Nhưng lúc đó trong đầu tôi trống rỗng. Khi mà trái tim tôi chẳng đau đớn, chẳng hờn ghen, không nghĩ ngợi, không bực tức… tôi nhận ra anh không hề phản bội hay lừa dối tôi. Còn tôi đang tự lừa dối mình, lừa dối anh. Không yêu làm sao ghen được…Tôi chỉ một chút ngạc nhiên. Thế thôi!

Một tháng sau, tôi nói lời chia tay anh. Anh hỏi lí do. Tôi không trả lời. Anh van xin mong tôi quay lại. Khi đó, tôi đâm ra ghét anh. Vì mẫu lí tưởng của tôi về một người đàn ông là phải mạnh mẽ. Nhìn anh khi đó giống một kẻ ăn mày.

Tôi đang ngồi trong quán cà phê tại một góc phòng nhỏ, qua khung cửa sổ bàng bạc tia nắng tắt cuối ngày. Tôi gọi hai li cà phê cho tôi và một người. Vì tôi đang đợi! Tôi không đợi anh. Tôi luôn nghĩ: “Có lẽ phố quá đông, đường quá chật nên tình yêu của tôi vẫn bị tắc đường”. Tôi là người kiên nhẫn, đến bây giờ tôi vẫn đợi đấy thôi! Đợi người đàn ông làm tôi mất ngủ như tôi đang uống li cà phê này.
Nguồn: báo dân trí.

Quy trình chế biến cà phê hòa tan

Chế biến

Sản xuất cà phê hòa tan
Quy trình chế biến cà phê đi qua ba bước để khử nước trong cà phê, chuyển cà phê sang dạng những hạt nhỏ như bột (granule). Ba bước đó là: Khử "giai đoạn đầu" (pre-stripping), khử những chất hoà tan được của cà phê (soluble coffee solids) và sấy khô.
  • Khử giai đoạn đầu: Trước khi khử những chất hoà tan, các hợp chất dễ bay hơi được loại bỏ. Thường thì việc này được thực hiện bằng cách cho hơi đi qua lớp cà phê đã được rang và xay.
  • Khử những chất hoà tan của cà phê: Nước được sử dụng như một dung môi. Những chất hoà tan có thể được khử bằng ba cách: khử bằng bộ lọc (percolation batteries), khử bằng hệ thống "nước ngược" (counter-current system) và phương pháp hỗn hợp (slurry extraction).
    • Phương pháp khử bằng bộ lọc: Cà phê được giữ trong một hệ thống ống. Sau đó nước nóng được cho qua hệ thống và khử những chất hoà tan có trong cà phê. Những chất này được tách khỏi hệ thống, còn cà phê sau khi đã tách chiết thì được thải ra ngoài.
    • Phương pháp khử bằng hệ thống "nước ngược": Cà phê được giữ trong một ống máng nghiêng, sau đó được đẩy lên trên nhờ hai đinh quay với tốc độ cao. Nước nóng sau đó được đưa vào phần trên của ống máng, làm những chất hoà tan trong cà phê bị khử và dung dịch thoát ra qua phần đáy ống máng.
    • Phương pháp khử hỗn hợp: Cà phê và nước được trộn lẫn với nhau trong một bể, sau đó được tách ra nhờ bơm li tâm.
  • Sấy khô: Có hai phương pháp chính dùng để sấy khô: Sấy đông lạnh (freeze drying) và Sấy phun (spray drying).
    • Sấy đông lạnh: Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40oC, tạo ra các tinh thể đá. Nhờ quá trình thăng hoa (chất rắn chuyển sang dạng hơi), đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô còn lại chính là cà phê uống liền.
    • Phương pháp sấy phun: Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi dung dịch và để lại bột cà phê khô.
    • Sản phẩm cà phê 3 trong 1 của G8coffee
  • Thông tin liên hệ:

    Hoteline: 0913 136 345
    Địa chỉ:  952-954 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.
    Điện thoại: 08.544 73 818 - Fax: 08.544 73 819
    Email: g8coffeevn@gmail.com/ info@g8coffee.com
    Website: www.g8coffee.com

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

VỊ SÀI GÒN Ở CÀ PHÊ BỆT

Nằm bên hông nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4 là địa điểm hẹn gặp quen thuộc của giới trẻ Sài Gòn, một nét riêng độc đáo nhưng vẫn còn gây tranh cãi. 

Được đầu tư và chăm chút kỹ lưỡng do vị thế khu vực trung tâm, công viên 30/4 có không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh và ngập tràn ánh sáng. Tuy nhiên, vẻ đẹp không phải là yếu tố chính để công viên thu hút 200-300 lượt người ghé đến đây mỗi ngày, thay vào đó là kiểu phục vụ cà phê có một không hai: cà phê bệt.
Cà phê bệt vốn là hình thức kinh doanh tự phát của những người bán hàng rong nên mô hình này vấp phải khá nhiều ý kiến trái ngược. Người thì ủng hộ vì nó tạo nên một nét riêng Sài Gòn, điều chẳng thể tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào khác. Người lại phản đối vì việc tụ tập ở khu vực trung tâm lẫn ý thức vệ sinh kém của các bạn trẻ gây lo ngại phá hoại mỹ quan.
Một góc ngồi nhìn ra nhà thờ Đức Bà. Những bạn trẻ có ý thức sau khi đứng lên sẽ tự giác thu dọn chỗ ngồi, vứt ly nhựa và giấy báo vào thùng rác. Người ta gọi nơi đây là cà phê bệt vì nó không có bàn ngồi hoặc ghế tựa, người bán hàng sẽ chỉ phát cho bạn tờ báo trải ra ngồi dưới đất. Khi đã ổn định chỗ, bạn có thể gọi nước tùy thích với mức giá tương đối bình dân từ 10.000 đến 15.000 đồng. Có lẽ chính nhờ mức giá hợp túi tiền cộng với cảnh sắc xung quanh mà vô hình chung cà phê bệt trở thành lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ.
Để ngồi thoải mái ở cà phê bệt, bạn nên gửi xe trước và đi bộ qua công viên. Bạn có thể chọn chỗ có hướng nhìn yêu thích ra Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm Sài Gòn hay Diamond Plaza, sau đó gọi một ly cà phê sữa, thêm một vài món ăn vặt như cá viên chiên, bánh tráng nướng và trò chuyện rôm rả quên thời gian. Nơi đây không kén khách, bất kế bạn là sinh viên, học sinh, công nhân viên chức, người nổi tiếng hay nước ngoài… đều được phục vụ như thường.
Ngồi cà phê vỉa hè 30/4 bạn sẽ ngắm toàn cảnh nhà thờ Đức Bà. Thời điểm đến cà phê bệt cũng có sự khác biệt. Những bạn thích không gian yên tĩnh, hãy đến cà phê bệt vào buổi sáng ngày thường. Còn buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần sẽ chỉ thích hợp với những ai chuộng sự xôm tụ. Hình ảnh một số người ôm đàn ngồi hát, chậm rãi chơi khúc nhạc trữ tình hay các bạn nhỏ phô bày bước nhảy không xa lạ gì với người thường xuyên tới đây. Đôi khi bạn còn thấy một số nhóm người mê nhiếp ảnh, hội họa ghé qua đây sinh hoạt và thực hành kỹ năng.
Ông cụ chơi mandolin còn người đàn ông chơi guitar, họ đang song tấu cùng nhau một bài hát trong công viên 30/4. Ảnh: Yuplife
Ngồi ở cà phê bệt mang lại cho bạn sự thoải mái chứ không gò bó như các quán cà phê hộp. Nơi đây lại rất gần những kiến trúc nổi tiếng nên nếu có thêm thời gian và muốn phá bỏ một ngày tẻ nhạt, bạn có thể di chuyển để tham quan thêm tuyệt tác kiến trúc Nhà thờ Đức Bà, mua một số đồ lưu niệm nho nhỏ bày bán trong Bưu điện trung tâm Sài Gòn, hoặc làm một chuyến khám phá bí mật bên trong Dinh Độc Lập.
Nguồn: vnexpress.net

LÒNG YÊU NƯỚC VÀ TÁCH CÀ PHÊ

Một tập đoàn cafe toàn cầu nổi tiếng với các chuỗi cửa hàng bán lẻ gần đây bước tới thị trường Việt Nam. Trong khi giới marketing trầm trồ về sự đầu tư bài bản của tách cà phê đến từ Mỹ phục vụ người Việt, thì một ông chủ hãng cà phê trong nước lại nổi lên với các nhận định đánh giá người dùng sính ngoại hay không yêu nước.

cà phê việt và lòng yêu nước
Khá lâu, tôi nhớ từng đọc về một chương trình của người Trung Quốc nhằm thúc đẩy sản xuất quốc nội nước họ, đại ý là chương trình đưa ra nhận định "Người Trung Quốc dùng hàng Trung Quốc là yêu nước". Mấy năm nay tôi cũng thấy người Việt hào hứng với cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việtđược Chính phủ ủng hộ phát động.
Vốn lợi thế về nguyên liệu, nhân công và đất đai nên những quốc gia đang phát triển vẫn được gọi bằng một tên khác - xí nghiệp của thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều ở vị thế đó nhiều năm, hiện tại và ít nhất vẫn tiếp tục trong tương lai gần. Khi sản phẩm trong nước còn long đong tìm chỗ đứng; nhà máy mọc lên khắp nơi cũng như số lượng đáng kể nông dân giờ trở thành công nhân xí nghiệp, quả là khôn ngoan khi thúc đẩy tiêu thụ ngay từ thị trường trong nước. Nếu xét trên mục đích xã hội, hai chương trình tôi nói trên là giống nhau. Nhưng nếu nhìn tới góc độ kinh doanh với kẻ bán người mua thì không hẳn.
Có lẽ khi mua sản phẩm, mỗi người đều có riêng lý do cho sự lựa chọn của mình. Lòng yêu nước vốn chỉ là một trong số lý do đó. Với những sản phẩm dễ cầm, nắm, đong đếm, giá và chất lượng sản phẩm dễ dàng so sánh, người ta thường có xu hướng chọn cái mà họ thấy rẻ, đẹp hay chất lượng thay vì hướng tới một tấm lòng hay niềm tin vô hình nào đó. Còn khi sản phẩm khó đong đếm và không chênh lệch giá cả - giá trị đủ để cảm nhận thì thứ vô hình như lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mới được nghĩ đến. Vì thế không phải bỗng nhiên mà lý thuyết marketing dựa trên lòng yêu nước, tự hào dân tộc (Patriotic Marketing) chỉ áp dụng được với một số trường hợp nhất định.
Nhắc điều trên để thấy, cuộc vận động của Việt Nam với chữ "ưu tiên" là vô cùng hợp lý. Người tiêu dùng chỉ ưu tiên dùng hàng nội trong trường hợp họ có cân nhắc về giá cả và giá trị. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhất là giữa tình yêu nước vốn là thứ trừu tượng - không đo đếm được và một thứ cụ thể đếm được là giá trị đồng tiền như trong chương trình của người Trung Quốc.
Kinh tế học cho rằng, người tiêu dùng bỏ tiền ra không phải để mua sản phẩm, mà là mua giá trị của sản phẩm. Sản phẩm là một miếng thịt, người nội trợ bỏ tiền để mua giá trị sử dụng cho bữa ăn; cô gái mua một cái váy là mua tác dụng che đậy cơ thể, mua sự tự tin khi diện chiếc váy; còn với sản phẩm cà phê, người uống bỏ vài chục nghìn đồng để mua không chỉ vị thơm ngon của thứ nước uống này, mà còn mua thêm cả sự trải nghiệm, cảm giác thư thái, cảm giác được phục vụ, thậm chí mua cả chỗ ngồi trong 1-2 giờ đồng hồ.
Khi hành động tiêu dùng hàng nội được xã hội ủng hộ, nhà nước kêu gọi và gắn với lòng yêu nước, thì nó đã trở thành một trải nghiệm được xem là giá trị cộng thêm vào cho sản phẩm. Người tiêu dùng thông minh sẽ lưu tâm đến cả giá cả, giá trị thay vì khăng khăng chọn mua một sản phẩm hàng nội mọi giá vì yêu nước. Cá nhân tôi luôn có một sự ước chừng, nếu giá trị hàng nội (giá trị + thỏa mãn lòng yêu nước) bằng hoặc hơn giá trị hàng ngoại thì tôi mới chọn hàng nội.
Đây vốn là bài học vỡ lòng của người làm kinh doanh. Bởi các khái niệm giá cả và giá trị (giá trị sử dụng và giá trị trao đổi; giá trị hữu hình và giá trị vô hình) đều được dạy cơ bản từ năm đầu cho mọi sinh viên đại học ở Việt Nam.
Tôi cho rằng khi người Việt hào hứng với một nhãn hàng ngoại, chắc hẳn đã có sự bắt gặp giữa nhu cầu của họ và giá trị sản phẩm ấy. Ngay cả việc thỏa mãn tính tò mò, thỏa mãn cảm giác sang trọng của một thương hiệu cao cấp… cũng là những giá trị hợp quy luật và không hề đáng lên án. Tự nghĩ, chắc hẳn khi người Việt uống một tách cà phê đến từ Mỹ, có thể họ đã tìm thấy sự hợp khẩu vị, sự thoải mái với không gian hoặc cảm giác được hiện đại hơn, vị thế cao hơn… Có thể lắm!
Giới marketing Việt Nam hiện nay không còn quá lạ lẫm với sự thấu hiểu khách hàng. Nhiệm vụ này là của bộ phận nghiên cứu thị trường hoặc quan hệ khách hàng trong mỗi doanh nghiệp. Một thương hiệu bài bản bất kể ngành sản xuất hay dịch vụ, trước khi đưa ra thị trường một sản phẩm mới, công ty cần hiểu rõ khách hàng đang mong muốn gì, cần gì và tối thiểu sản phẩm của mình đủ đáp ứng điều đó hay không, trước khi nhắc đến điều xa hơn như kiến tạo, xây dựng nhu cầu cho người dùng. Nhu cầu của khách hàng vốn được dẫn dắt bởi suy nghĩ, cảm xúc, động lực, mong muốn và nguyện vọng của họ. Những yếu tố đó sẽ thay đổi ở những điều kiện khác nhau như tuổi tác, trình độ giáo dục, thu nhập hay môi trường sống... Có thể dựa trên nghiên cứu hoặc sự nhanh nhạy bẩm sinh, doanh nhân giỏi luôn là người cung cấp những giá trị phù hợp với thị hiếu khách hàng hoặc hơn thế nữa. Giá trị vốn có thể vô hình hay hữu hình, nhưng nó là tất cả lý do khiến mọi người sẵn sàng tiêu tiền.
Có lẽ, bài học về giá cả và giá trị chưa bao giờ là nhỏ bé ngay cả bạn muốn nói đến điều vĩ mô như sự cạnh tranh nội ngoại, chiến dịch ủng hộ, hay thậm chí là lòng yêu nước của việc uống một tách cà phê. Nếu bình thản nhìn lại bài học sơ khai ấy, người làm kinh doanh Việt sẽ không bao giờ cảm thấy bí bách, hoảng hốt khi hàng loạt công ty ngoại đang chiếm vị thế trong lòng người tiêu dùng Việt.
Chỉ trích vốn rất dễ, thấu hiểu mới là việc khó. Thay vì đánh giá người tiêu dùng sính ngoại, chuộng Tây, yêu Tàu, nể Nhật… hay chỉ kêu gọi mua hàng bằng niềm tin và lòng yêu nước, chắc hẳn doanh nhân nước ta có đủ thông minh, thừa tỉnh táo và cũng quá hiểu đồng bào mình để biết cách đem đến các giá trị thực sự họ đang chờ đợi. Đổi lại, người tiêu dùng Việt vốn khắt khe nhưng luôn dễ tính lắm với đồng hương, họ sẵn sàng gọi một tách cafe Việt thay vì cafe ngoại.
Nguồn: http://vnexpress.net/