Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

GIÁ CÀ PHÊ TRONG NƯỚC NGÀY 01/10 TIẾP TỤC TĂNG THÊM 600 NGÀN ĐỒNG/ TẤN (PHẦN 1)

Hôm nay (01/10), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tiếp tục tăng. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê Robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/14 tăng 29 USD/ tấn hay +1,48% lên mức1992 USD/ tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 27 – 29 USD/ tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn12/14 tăng 2.1 cent/lb hay +1,1% lên mức 193.35 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng 2.00 – 2.05 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tiếp tục tăng thêm 600 ngàn đồng/ tấn lên mức 38,7 – 39,9 triệu đồng/ tấn.
Ảnh minh họa
Chi tiết giá cà phê Việt Nam và thế giới ngày 01/10:
 
Giá cà phê Robusta (sàn Liffe – London, Anh)
 
Giá cà phê Arabica (Sàn ICE – New York, Mỹ)
 
Giá cà phê Arabica Braxin (Sàn BMF – SãoPaulo, Braxin)
Nguồn dữ liệu: giacaphe.com
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình:
 
Giá đóng cửa robusta Liffe
 
11/14    1992+29
 
01/15   2007+29
Giá đóng cửa arabica Ice
 
12/14    193.35+2.10
 
03/15    197.45+2.05 (201.45/192.90)
 
05/15             199.85+2.00 (203.55/195.40)
Chênh lệch Ice12/Liffe1       104.01 cts/lb
 
Tồn kho:
 
Certs Ice: 2.383.699 b           Certs Liffe: 96.930 tấn        GCA: 6.038.503b
 
ECS: 11.652.030b (t7)                  Nhật 182.612 tấn+3575 tấn
Chặn trên
 
LDN11  2007 / 2021 – NY3  201.65 / 205.80
Chặn dưới
 
LDN11  1980 / 1966 –  NY3  193.10 / 188.70
Vị thế kinh doanh của đầu cơ:
 
NY tính đến ngày 23-9-2014: 34809-2791 lô mua khống.
 
LDN tính đến ngày 23-9-2014: 22374-4738 lô mua khống.
Arabica NY vượt qua 200 cts/lb gặp ngay sức bán ra của Brazil. Dao động tại NY cũng rất dữ, trên 9 cts trong phiên.
ICO báo xuất khẩu cà phê tháng 8-2014 của thế giới đạt 8,845 triệu bao, giảm so cùng kỳ 1,2%, trong đó arabica Colombia giảm 4,8%, arabica của Mỹ La Tinh giảm 28%, arabica chế biến khô Brazil tăng 9,6% đạt 2,903 triệu bao, robusta tăng 10% đạt 3,415 triệu bao.

Dự kiến sàn robusta London mở cửa chiều 1-10 giảm 5 USD.
 
Tiếp tục cập nhật…phần 2.


DỰ BÁO SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM GIẢM, CÀ PHÊ COLOMBIA ĐẠT KỶ LỤC



Nguồn cung arabica sáng lạn với ước tính sản lượng Colombia cao nhất 20 năm, nhưng ước tính sản lượng cà phê Việt Nam dấy lên lo ngại về trữ lượng robusta.
Liên đoàn cà phê Colombia ước tính sản lượng cà phê năm nay của Colombia – nước sản xuất cà phê arabica lớn thứ 2 thế giới, sau Brazil – đạt 11,5-12 triệu bao và năm 2015 đạt 13 triệu bao – cao nhất kể từ năm 1995.
Nhờ chương trình tái canh cà phê, khoảng 65% số cây cà phê hiện tại của Colombia có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, chủ tịch Liên đoàn Esteban Orduz cho biết.
Sự phục hồi sản lượng cà phê của Colombia – từ 7,74 triệu tấn 2 năm trước, khi số cây cà phê tái canh đến thời kỳ thu hoạch – được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về sản lượng cà phê 2015 của Brazil – nước sản xuất cà phê arabica hàng đầu thế giới.
Dự báo sản lượng cà phê Việt Nam
Tuy nhiên, sản lượng cà phê Việt Nam – nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới – dự báo giảm10% xuống 25 triệu bao niên vụ 2014-2015, theo Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa).
Ước tính của Vicafo thấp hơn so với hầu hết dự báo của các hãng, ví dụ, ED&F Man dự báo sản lượng cà phê Việt Nam sẽ đạt 28,5 triệu bao, trong khi con số này của Group Sopex là 30 triệu bao.
Lý do mà Vicofa – vốn được Commerzbank cho là “quá bi quan trong các niên vụ trước” – trích dẫn là lượng mưa lớn trong thời kỳ cây cà phê ra hoa tại tỉnh Lâm Đồng – tỉnh cung cấp 20% sản lượng cà phê cả nước cộng với tỷ lệ già cỗi cao của cây cà phê và việc người trồng cà phê chuyển đổi cây trồng như hồ tiêu.
Dự báo của Vicofa đưa ra vào thời điểm thông tin về sản lượng cà phê của Việt Nam ngày càng quan trọng do sản lượng cà phê robusta của Indonesia giảm đáng kể, mặc dù sản lượng cà phê robusta của Brazil cao hơn dự đoán.
Mark Nucera, nhà phân tích, cố vấn cho nhiều đầu đầu tư, cho biết, các nước nhập khẩu cà phê robusta với vào thời kỳ tháng 10 – tháng 12 với tồn kho cà phê thấp nhất, so với nhu cầu, trong 4 quý vừa qua.
Theo ông Nucera, Việt Nam hiện là nguồn cung chính cà phê robusta trong niên vụ 2014-2015 [tháng10/2014 tháng 9/2015].
Số lượng hợp đồng cà phê robusta giao tháng 9/2015 còn lại trên sàn London tính đến 22/9 là 6.359 lô, cao hơn so với 2.307 hợp động giao tháng 7/2015 – đây là điều mà ông Nucera gọi là “bất thường nhất”.
Rõ ràng, giới đầu tư đang đặt cược rằng tồn kho cà phê robusta của Việt Nam sẽ không còn.
Theo Gafin/ Agrimoney

CÁC NHÀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ ‘LỐI CŨ TA VỀ

Tiêu thụ cà phê tăng mạnh tại Brazil, Việt Nam và Colombia; Ngày càng nhiều những hạt cà phê từng được xuất khẩu nay lại được phục vụ tiêu dùng nội địa.
Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi cà phê chất lượng cao hơn khi thu nhập tăng lên – Quán cà phê Coffee Lab ở São Paulo, Brazil.
Các nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đang quay lại với khách hàng tốt nhất của mình, sự thay đổi này khiến giá một tách cà phê từ São Paulo đến San Francisco tăng lên. Tiêu thụ cà phê đang tăng với tốc độ khá nhanh tại Brazil, Việt Nam và Colombia – sản xuất 60% sản lượng cà phê thế giới.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, sức mua cà phê bao gói của Brazil dự báo đạt 1,03 triệu tấn trong năm nay, vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 1999.
Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ dần rời bỏ các loại đồ uống rẻ tiền như trà chẳng hạn. Họ cũng sẽ yêu cầu loại hạt cà phê chất lượng cao hơn, thường là loại tương tự như các nhà rang xay lớn ở Mỹ và châu Âu đang sử dụng.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu cà phê toàn cầu dự báo đạt kỷ lục trong năm nay. Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự đoán tiêu thụ cà phê tại các nước xuất khẩu tăng hơn 2 lần so với các nước nhập khẩu như Mỹ và Italia.
Người trồng cà phê đang cố gắng bắt kịp nhu cầu đang bùng nổ cả ở thị trường nội địa và nước ngoài – giúp giá cà phê kỳ hạn tăng 75% trong năm nay.
Các nước sản xuất đang cung cấp hạt cà phê tốt hơn cho người dân của họ.
Đáp ứng nhu cầu có thể là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng khi dịch bệnh nấm đã tàn phá mùa vụ ở Trung Mỹ và hạn hán nghiêm trọng đang gây tổn hại cho nước sản xuất hàng đầu Brazil. Các nhà rang xay lớn như Starbucks Corp và Folgers J.M. Smucker Co đã nâng giá bán.
Các nước sản xuất đang cung cấp hạt cà phê tốt hơn cho người dân của họ, Steven C. Topik, giáo sư sử học châu Mỹ Latin tại Đại học California, Irvine – đang nghiên cứu lịch sử cà phê và các loại hàng hóa khác – cho biết. Giờ đây người dân trong nước đã có đủ tiền để mua cà phê chất lượng cao.
Thu nhập tăng sẽ cho phép người tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê như Việt Nam tiêu thụ nhiều cà phê hơn.
Theo Eurominitor, doanh số bán cà phê tươi và cà phê uống liền đã tăng hơn 2 lần trong thập kỷ qua.
Quán cà phê Coffee Lab ở São Paulo – nơi giá một tách cà phê đã pha bằng hạt cà phê trồng tại Brazil có thể lên đến 12 real (5,5 USD)
Tại Brazil, văn hóa cà phê đã có từ thế kỷ 18 và thấm sâu đến mức người Brazil gọi bữa sáng là café da manhã hay “cà phê sáng”. Những năm gần đây, nhu cầu hạt cà phê chất lượng cao đã tăng khi thu nhập tăng, người trồng cà phê và chủ quán cà phê đều cho biết như vậy.
Isabela Raposeiras, chủ quán cà phê Coffee Lab ở São Paulo – nơi giá một tách cà phê đã pha bằng hạt cà phê trồng tại Brazil có thể lên đến 12 real (5,5 USD), cho biết, công việc kinh doanh của cô đang phát triển rất nhanh. Giờ đây, việc chỉ rõ chất lượng cà phê đã trở thành một thói quen và người tiêu dùng sẽ không quay trở lại những tách cà phê chất lượng thấp.
Cô Raposseiras cho biết, doanh số bán tại cửa hàng của cô – khai trương được 5 năm – đã tăng 3 lần trong năm qua.
Xu hướng sử dụng hạt cà phê chất lượng cao hơn đang “định hình lại” các mô hình thương mại cà phê.
Thập kỷ qua, sản lượng cà phê của Brazil tăng 61% nhưng xuất khẩu chỉ tăng 34%, phần còn lại dùng cho thị trường nội địa.
5 năm trước, Minasul, hợp tác xã gồm 5.000 nông dân trồng cà phê ở miền nam Brazil, bán khoảng 20%sản lượng cà phê của hợp tác xã cho người tiêu dùng Brazil. Giờ đây, con số này tăng lên 30 – 35%, giám đốc thương mại Marcos Mendes Reis cho biết.
Minasul chỉ bán cà phê Arabica – loại cà phê đang được các nhà rang xay như Starbucks và illycaffè SpA sử dụng.
Trước việc tiêu thụ cà phê tại Brazil tăng mạnh, các nhà nhập khẩu Mỹ cho biết, họ đang trả giá cao hơn vì phải cạnh tranh với những người mua cà phê tại Brazil.
Trong khi đó, các công ty như Starbuck và Nestlé SA đang cố gắng thu hút tầng lớp trung lưu – ngày một tăng tại chính các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Tháng 7/2014, Starbucks đã khai trương quán cà phê đầu tiên tại Colombia tại Parque de la 93 thủ đô Bogotá và tuyên bố chỉ sử dụng cà phê Colombia để phục vụ thực khách. Starbucks dự định mở 50 cửa hàng tại Colombia trong 5 năm tới.
Euromonitor dự đoán, người Colombia sẽ mua kỷ lục 72.500 tấn cà phê trong năm nay.
Isabela Raposeiras, chủ quán cà phê Coffee Lab ở São Paulo, đang thay đổi thói quen tiêu dùng cà phê của người Brazil.
Hiện nay, phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng tại các nước trồng cà phê vẫn là hạt cà phê chất lượng thấp, phần nào hạn chế ảnh hưởng lên giá tại thị trường phát triển.
Nhưng những người như cô Raposeiras đang làm thay đổi xu hướng này.
Cô Raposeiras đã làm việc với nông dân trồng cà phê để cải thiện chất lượng; tại cửa hàng Coffee Lab, cô cũng đang điều hành xưởng chế biến và pha chế cà phê.
Số lượng quán cà phê cũng đang tăng mạnh tại một số thành phố nhỏ ở nước láng giềng Peru – nơi nông dân trồng cà phê cung cấp cho Starbucks và những nhà rang xay quy mô lớn khác.
Người tiêu dùng Brazil và các nước sản xuất cà phê khác đang yêu cầu hạt cà phê chất lượng cao hơn – tương tự loại cà phê mà các hãng rang xay lớn tại Mỹ đang sử dụng.
Năm qua, Café Q’ulto, quán cà phê mới hoạt động 1 năm tại thành phố cao nguyên Tingo Maria, Peru, đang sử dụng hạt cà phê trồng trong nước – loại cũng đang được cung cấp cho hãng rang xay cà phê Keurig Green Mountain Inc. của Mỹ – để pha chế cappuccinos và lattes, Julian Aucca Echarre cho biết.
Người tiêu dùng trong nước giờ đây “đã biết đến cà phê chất lượng tốt”, sức mua đang tăng tại Peru và mọi người ngày càng kỹ tính hơn, ông Aucca Echarre cho biết.


Theo Gafin/ WSJ

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

CÁC CÁCH THƯỞNG THỨC CAFÉ Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Café là loại thức uống phổ biến nhất và được xem như là loại thức uống thông dụng của quốc tế mà người dân hầu hết các nước đủ mọi tầng lớp đều thưởng thức được. Café thống trị thế giới thức uống với vị đắng, thơm quyến rũ và được pha chế ra rất nhiều loại thức uống từ café phù hợp với khẩu vị của mỗi quốc gia.
g8coffee-cafe sạch rang xay nguyên chất
        I.            Café với đất nước – Ý:
Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso.
Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông,thêm bột cacao hoặc bột quế.
Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt.
Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền.
Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet...
Doppio – hai phần espresso.
Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml.
Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi.
Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào.
Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặ
Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml)
      II.            Café với đất nước – Đức:
Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani.
Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường.
Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
Mokka – một loại cà phê đặc.
Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã
    III.            Café với đất nước – Áo:
Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum.
Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
Gespritzter – cà phê đen với rum
Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla
Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
Marghiloman – mokka với Cognac
Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
Melange – nửa cà phê, nửa sữa
Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso không có sữa, dùng tách lớn
Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso không có sữa, dùng tách nhỏ
Othello – sôcôla nóng với espresso
Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)
    IV.            Café với đất nước – Thụy Sĩ:
Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
Kaffee crème – cà phê với kem sữa
Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
Schale – cà phê sữa
      V.            Café với đất nước – Pháp:
Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa
Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
Café natur – cà phê đen
Café Royal – giống Café Brulot
    VI.            Café với đất nước – Tây Ban Nha:
Cà phê espresso
Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.
Café solo – đen
Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly.
Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.
  VII.            Café với đất nước – Bồ Đào Nha:
Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly
    VII.               Café với đất nước – Hy Lạp:
Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
Café frappé – cà phê tan, thêm đá
    IX.            Café với đất nước – Mỹ:
Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá
      X.            Café với đất nước – Nam Mỹ:
Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)
    XI.            Café với đất nước – Việt Nam:
Cà phê sữa pha bằng phin ở Việt Nam
Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào phin cà phê, nêm chặt cà phê, rồi chế nước sôi lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích. (phin=filtre, có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Phin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng "
Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ phin , quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".
Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.
Bạc sỉu (tiếng Hoa "白小"có nghĩa là "trắng và ít",xuất phát từ thói quen uống cà phê của người Việt gốc Quảng Đông, chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc sỉu đá.
Cà phê trứng - có hai loại:
Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.

Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa.
Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, cà phê mang đi còn khá mới mẻ và chưa thật sự được phổ biến rộng rãi.
Trên thị trường Việt Nam, có xuất hiện cách chế biến cà phê bằng đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học để thành các loại bột cà phê. các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

Thông tin liên hệ:
Hoteline: 0913 136 345 Mr Đức
Địa chỉ:  952-954 Lê Văn Khương, P.Thới An, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.544 73 818 - Fax: 08.544 73 819
Email: g8coffeevn@gmail.com/ info@g8coffee.com
Website: www.g8coffee.com

Nguồn: www.g8coffee.com tổng hợp

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Cafe hòa tan 3in1 (lớn)

Cà phê hòa tan 3 trong 1 của G8coffee là loại cà phê đặc biệt ngon, sạch.
Bởi cà phê G8 được trồng và chăm sóc kỹ tại niềm đất ba gian  màu mở Tây Nguyên, và hạt được tuyển chọn từ những hạt ngon chất lượng đến rang xay khéo léo giữ nguyên vẹn mùi vị đặt trưng của cà phê. Quy trình sản xuất khép khín.
Cà phê hòa tan 3 trong 1 là một trong những sản phẩm tinh thần của cafe G8 và được nhiều người ưa chuộng. Cà phê hòa tan G8coffee luôn mang đến cho bạn cảm giác thư thái, minh mẫn và sâu lắng nhất khi dùng. bởi vị béo của sữa, ngọt của đường và hương thơm cà phê hòa quyện.
cafe hòa tan 3in1

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Cafe Robusta hạt

Product number

:
G81302
Đặc tính
:
- Nước pha màu nâu đậm.
- Hương thơm đặc trưng.
- Vị dịu đắng nhẹ.
Nhà sản xuất: G8coffee
Khối lượng:
Thành phần chính: 100 % hạt Robusta

Chỉ tiêu chất lượng:
Số 4174/2012/YTHCN-CNTC.
TCCS: TCCS 06/2012/CTY.CS
Độ ẩm< 5 %
Hàm lượng Cafein> 1%
Giá
:
Liên hệ
Robusta 100% cà phê hạt: hạt nhỏ hơn arabica, và được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, nên vị đắng chiếm chủ yếu, loại này uống phê hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có mặt ở nhiều nước hơn (VN chỉ trồng loại này), tổng lượng chỉ chiếm 1/3 lượng café tiêu thụ trên toàn thế giới.
Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam – nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) – hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
Vị đắng dịu và mùi thơm nồng nàn là đặc trưng của cà phê Robusta. Với 100% hạt cà phê Robusta nguyên chất được tuyển chọn kỹ lưỡng, công nghệ rang hiện đại, cộng với sự nổ lực không ngừng của chúng tôi để hương vị tinh tuý thiên nhiên được giữ nguyên vẹn trong từng giọt cà phê nguyên chất.
Đặc điểm : Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trãi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.
Robusta cà phê hạt sạch nguyên chất